9 lưu ý mà một nhà quản trị marketing cần xem xét khi hoạch định một chiến dịch digital

Bắt đầu một chiến dịch marketing digital luôn là một thử thách đầy thú vị với một marketer. Chiến dịch phải được lên kế hoạch thật chi tiết cho tương lai và câu truyện mà bạn muốn doanh nghiệp của bạn sẽ kể.

Chiến dịch có thể đơn giản nếu như bạn nhìn nhận ra được vấn đề và đưa ra được ý tưởng nội dung để có thể tương tác được đối tượng khách hàng của bạn. Nhưng nếu không có được một kế hoạch rõ ràng chi tiết, những nội dung đó sẽ không thành công. Thực sự hiểu rõ mong muốn của khách hàng là bước đầu tiên khi lên kế hoạch.

Dưới đây là 9 điều cần lưu ý:

1. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là bước đầu tiên trong quá trình khi thiết lập một chiến dịch. SWOT là viết tắt của từ  strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội ), threats (đe dọa ). Thiết lập được các điểm trên sẽ cho phép bạn đánh giá được nhu cầu tiếp thị của doanh nghiệp.

Điều đó đồng nghĩa là bạn có thể thực sự phân tích được doanh nghiệp, và từ đó sẽ đưa ra được hướng giải quyết nhằm loại bỏ hoặc tìm biện pháp để khắc phục được những điểm yếu của doanh nghiệp.

2. Thiết lập mục tiêu

Khi bạn đã nhìn nhận được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta có thể thiết lập được mục tiêu cho chiến dịch.

Mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, nếu bạn đang phát triển một chiến dịch truyền thông dựa trên KPIs. Nó sẽ không đơn giản kiểu như là “tăng lượng theo dõi” mà phải rõ ràng hơn bằng việc là sẽ có bao nhiêu người trong một khoảng thời gian cụ thể và bạn sẽ làm gì để đạt được điều này.

3. Xác định chiến lược tiếp thị

Khi bạn đã vạch ra được mục tiêu của mình, hãy phát triển một đề xuất có giá trị. Đó là điều sẽ khiến bạn hấp dẫn tới đối tượng khách hàng. Tìm ra được các kênh phù hợp với đề xuất đó và thực hiện tiếp thị nội dung của bạn xung quanh vấn đề này.

Nếu đối tượng khách hàng của bạn là sinh viên, học sinh? Hãy viết và đưa ra các dịch vụ giáo dục có thông tin hữu ích cho họ.

4. Tạo Timeline cho kế hoạch

Lịch trình cho phép bạn lên kế hoạch và vạch ra mọi thứ bạn sẽ xuất bản, trên nền tảng nào, khi nào, chủ đề và bất kì thông tin hữu ích nào khác.

Đây thực sự là một điều quan trọng cho bất kỳ đề xuất tiếp thị nào vì nó có thể chỉ ra được những mô hình mà lịch trình có thể giúp tối ưu hóa tài nguyên và giúp chúng ta nhận ra những lỗ hỏng có thể có trong nội dung.

5. Luôn luôn phải có clip video

Lượt xem video tiếp tục tăng hằng năm. Đó như một công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề về chất lượng cũng như nội dung dành cho video. Nếu video không được đầu tư về nội dung lẫn hình ảnh thì sẽ không thu hút được đối tượng khách hàng của bạn.

Hãy chắc chắn rằng video của bạn thể hiên rõ nội dung thông điệp bạn muốn truyền tải và có sự liên quan với mục tiêu ban đầu bạn đặt ra.

6. Quan tâm đến việc cá nhân hóa của khách hàng

Cho dù là tiếp thị bằng email, nội dung trang web hoặc quảng cáo; các công cụ tiếp thị tự động cho phép các nhà tiếp thị thay đổi thông điệp tùy thuộc vào thói quen hành vi như xem, chi tiêu, sở thích, vv…

Cá nhân hóa khách hàng nghĩa là bạn gửi 1 tin nhắn đến khách hàng tiềm năng mà họ muốn xem. Nếu việc cá nhân hóa thành công chúng ta sẽ thúc tăng tỉ lê chuyển đổi của khách hàng.

7. Luôn tìm kiếm phương tiện truyền tải nội dung mới

Thế giới công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và luôn thay đổi nhanh chóng. Nếu chỉ một bài đăng trên facebook thì liệu có đủ để tương tác với khách hàng của bạn. Nếu khách hàng của bạn đang là những đối tượng trẻ tuổi, hãy thử mở rộng sang các kênh khác như Google Ads, Youtube, Instagam…

8. Thực hiện viêc theo dõi

Trước khi một dự án marketing được triển khai, việc có một hệ thống đánh giá và theo dõi quá trình đó là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân tích được các điểm tốt và chưa tốt của toàn bộ chiến dịch.

Có thể sử dụng Google Analytics, Hubspot hoặc bất kì ứng dụng nào mà bạn cảm thấy phù hợp.

9. Bảo mật dữ liệu

Trong khi các công cụ tiếp thị cho phép bạn thu nhập thông tin dữ liệu nhất định về người dùng, thì điều quan trọng là bạn phải đảm bảo việc tuân thủ bảo mật thông tin người dùng.

Người tiêu dùng nhận thức rõ hơn bao giờ hết về bảo vệ dữ liệu và cách dữ liệu của họ được sử dụng trực tiếp. Hãy sử dụng sử liệu một cách có đạo đức trách nhiệm và tránh làm lộ thông tin ảnh hưởng tới khách hàng. Nếu thực hiện được, bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ tốt với khách hàng của bạn.

Trên đây chỉ là những yếu tố mà bạn nên xem xét trước khi lập kế hoạch và chuẩn bị cho chiến dịch. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước một sẽ giúp bạn tạo ra được một quá trình đi chắc chắn và đúng hướng.

Nếu bạn là nhà quản trị dự án chiến dịch marketing, thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn đánh giá được tổng thể toàn bộ chiến dịch. Tất nhiên, sau mỗi chiến dịch sẽ rút ra được thêm những kinh nghiệm và làm tốt hơn cho những chiến dịch sau.

0
    0
    Giỏ hàng
    Không có sản phẩm trong Giỏ hàngQuay lại trang Sản phẩm