200 tiêu chí xếp hạng SEO của Google

Bạn biết Google sử dụng rất, rất nhiều tiêu chí trong thuật toán SEO của họ…nhưng không biết chính xác là bao nhiêu và cụ thể là những tiêu chí nào?

SEO | Part 01 – Tổng quan về SEO

Vâng, hôm nay bạn sẽ biết, vì tôi sẽ cho bạn danh sách đầy đủ hơn 200 tiêu chí (chính xác là 209) xếp hạng SEO của Google. Đây là danh sách 209 tiêu chí được cập nhật mới nhất vào năm 2018 này. Đây có lẽ là công trình “đồ sộ” nhất về SEO mà tôi từng viết, cũng như bạn từng thấy.

tieu chi xep hang SEO

Bạn biết đấy, hơn 200 tiêu chí. Một số tiêu chí đã được thừa nhận, một số còn đang tranh cải… vì thuật toán của Google là bí mật mà. Tuy vậy, đây là danh sách mà hầu hết các chuyên gia SEO thừa nhận, và tất nhiên nó sẽ có giá trị với bạn và với bất kỳ ai làm trong lĩnh vực SEO. Các tiêu chí cũng được sắp xếp theo từng chủ đề riêng.

Các tiêu chí liên quan tới tên miền (domain)

tieu chi xep hang SEO

1. Tuổi thọ tên miền (Domain age): Google quan tâm tới việc website của bạn đã được đăng ký và vận hành lâu chưa. Các website có tuổi đời lịch sử càng cao thì càng có lợi thế. Vì thế hãy đừng chần chừ trong việc mua tên miền để hiện diện trên internet nhé.

Tuy vậy, Matt Cutts – chuyên gia của Google chia sẻ: “Sự khác biệt giữa một domain có tuổi đời 6 tháng và 1 năm thì không quá lớn”. Điều đó có nghĩa là Google quan tâm tới vấn đề tuổi đời của website, tuy nhiên nó không quá quan trọng.

Bạn cũng có thể xem thêm video này để nghe chính người của Google, ông Matt Cutts nói về điều này.

2. Từ khóa trong tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain (TLD)): Keyword xuất hiện trong domain là một chỉ dấu quan trọng cho sự liên quan của website với nội dung khách hàng tìm kiếm. Hơn thế nữa, nếu từ khóa nằm trong TLD thì website đó càng chiếm ưu thế hơn.

3. Keyword xuất hiện đầu tiên trong Domain: Từ khóa xuất hiện ở phần đầu sẽ có ưu thế hơn ở giữa hoặc cuối của domain, tất nhiên là như vậy rồi.

4. Thời gian đăng ký Domain: Bạn biết đấy, các website “chính thống” thường thuê domain dài hạn, trong khi các website “không chính thống” thường chỉ sử dụng một vài năm, thậm chí chỉ sử dụng 1 năm. Vì vậy, thời gian đăng ký domain cũng là một tiêu chí để đánh giá tính “chính thống” của website.

5. Từ khóa trong tên miền phụ (sub-domain): Từ khóa trong có trong sub-domain có thể góp phần tăng thứ hạng của website.

tieu chi xep hang SEO

6. “Tiểu sử” của domain: Một domain nhiều lần thay đổi chủ sở hữu hoặc không được sử dụng liên tục là tín hiệu không tốt với Google, các bạn nhớ nhé.

7. Tên miền trùng khớp với từ khóa (exact match domain – EMD): Tên miền chính xác với từ khóa là một tín hiệu tốt,… nếu website của bạn là một website có chất lượng. Ngược lại sẽ là điểm trừ nhé.

tieu chi xep hang SEO

8. Bí mật hay công khai sở hữu domain: Thông thường khi đăng ký domain, chúng ta đều muốn dấu thông tin chủ sở hữu của mình, vì nhiều lý do, trong đó có việc chống thư rác chẳng hạn. Tuy nhiên, Google lại thích các trang công khai người sở hữu website hơn nhé.

tieu chi xep hang SEO

9. Người sở hữu domain: Nếu Google phát hiện ra rằng bạn là một spammer (người chuyên đi spam người khác), thì những website do bạn sở hữu sẽ được Google “soi kỹ” hơn đấy.

10. Top Level Domain quốc gia: Tên miền quốc gia sẽ có ưu thế xếp hạng ở quốc gia đó, và hạn chế hơn trong kết quả xếp hạng toàn cầu.

Các tiêu chí ở cấp độ trang (page)

tieu chi xep hang SEO

11. Từ khóa trong tiêu đề (title tag): Title là yếu tố trong trang quan trọng thứ 2 sau nội dung của chính trang web đó và vì vậy là một tín hiệu quan trọng trong tối ưu hóa trong trang (onpage SEO).

tieu chi xep hang SEO

12. Tiêu đề bắt đầu với keyword: Giống như phần domain, nếu keyword xuất hiện ở đầu tiêu đề thì sẽ có ưu thế hơn so với ở giữa hoặc ở cuối.

tieu chi xep hang SEO

13. Keyword trong phần mô tả (description tag): Đây cũng là một tín hiệu, không quá quan trọng, nhưng vẫn tạo ra sự khác biệt. Đặc biệt hơn đoạn mô tả là một chỉ dẫn quan trọng cho người dùng trong việc xác định website có liên quan tới nội dung mà họ tìm kiếm hay không?

14. Keword xuất hiện trong Heading 1 (H1 tag): Heading 1 có thể được xem như là “tiêu đề thứ 2”, vì vậy nó là một tín hiệu chỉ báo quan trọng đối với Google.

tieu chi xep hang SEO

15. Từ khóa phải xuất hiện nhiều nhất trong nội dung (TF-IDF): Tất nhiên rồi, nếu một từ xuất hiện nhiều lần trong một trang thì khả năng trang đó đang nói về chủ đề đó.

16. Độ dài của nội dung: Một bài viết dài thông thường sẽ có hàm lượng thông tin hoặc kiến thức nhiều hơn so với các bài viết ngắn, vì vậy nên cố gắng viết các bài viết tối thiểu 1,500 từ nhé các bạn.

tieu chi xep hang SEO

17. Bảng nội dung (Table of Contents): Sử dụng một bảng các nội dung được liên kết sẽ giúp Google hiểu hơn về nội dung của trang của bạn. Nó cũng dẫn đến kết quả trong sitelinks:

tieu chi xep hang SEO

18. Mật độ từ khóa: Mật độ từ khóa dù không quan trọng như chính nó trước đây, tuy nhiên nó vẫn được Google xem xét để đánh giá chủ đề của bài viết. Tuy nhiên, nếu mật độ từ khóa quá cao sẽ khiến Google cho rằng bạn đang spam từ khóa.

19. Bảng giải thích thuật ngữ trong phần nội dung (Laten Semantic Indexing Keywords – LSI): LSI giúp các công cụ tìm kiếm hiểu kỹ hơn về những thuật ngữ có nhiều hơn 1 nghĩa, ví dụ Apple có thể là tên một công ty, có thể là tên một loại trái cây. Việc có hay không có bảng LSI trong nội dung cũng ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng.

20. Bảng LSI từ khóa trong tiêu đề và phần mô tả: Giống như trong phần nội dung, bảng LSI trong phần tiêu đề và mô tả cũng giúp công cụ tìm kiếm phân biệt các từ nhiều nghĩa.

21. Độ sâu chủ đề trang bao phủ (Page Covers Topic In-Depth): Có một sự tương quan giữa độ sâu của chủ đề bao phủ và xếp hạng của Google. Vì vậy, các trang bao hàm nhiều góc độ có tính cạnh tranh hơn so với trang chỉ bao hàm một góc độ cụ thể.

tieu chi xep hang SEO

22. Tốc độ tải trang (page speed) qua HTML: Tốc độ load trang cũng là một tiêu chí ảnh trong kết quả xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

tieu chi xep hang SEO

23. Tốc độ tải trang qua Chrome (Page Loading Speed via Chrome): Google sử dụng dữ liệu người dùng trên Chrome để đánh giá thời gian tải trang. Theo cách này, nó có thể đánh giá chính xác tốc độ tải trang.

24. Sử dụng AMP – Các trang được tối ưu cho phiên bản mobile (Use of AMP (Accelerated Mobile Pages)): Trong khi đây không phải là tiêu chí xếp hạng trực tiếp, AMP có thể là một yêu cầu tiên quyết trong việc được xếp hạng trên mobile của Google News Carousel.

25. Đối sánh thực thể (Entity Match): Nội dung của trang có trùng khớp với “thực thể” mà người dùng đang tìm kiếm? Nếu đúng, trang đó sẽ có một sự tăng hạng đáng kể cho từ khóa đó.

26. Google Hummingbird: “Sự thay đổi thuật toán” này giúp Google vượt qua giới hạn của các từ khóa. Với Hummingbird, ngày nay Google có thể hiểu hơn về chủ đề của một trang web.

27. Nội dung trùng lập: Nội dung trùng lập sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xếp hạng, kể cả trong cùng một site.

28. Rel=Canonical: Tính năng này nếu được sử dụng đúng sẽ giúp chúng ta tránh bị Google xem là trùng lập nội dung trong website.

29. Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh trong trang chỉ báo cho công cụ tìm kiếm những tín hiệu quan trọng thông qua file name, thẻ alt, tiêu đề, phần mô tả và caption.

30. Thời gian cập nhật nội dung: Việc cập nhật nội dung của các trang là quan trọng, vì Google thích những nội dung mới. Hơn nữa trong kết quả tìm kiếm, nó cũng hiển thị cả thời gian cập nhật nội dung của trang.

tieu chi xep hang SEO

31. Mức độ cập nhật nội dung: Mức độ cập nhật nội dung cũng ảnh hưởng đến kết quả SEO. Tất nhiên việc thay đổi toàn bộ hoặc phần lớn nội dung sẽ có ưu thế hơn so với việc chỉ thay đổi một vài từ trong nội dung.

32. Lịch sử cập nhật trang (Historical Page Updates): Mức độ cập nhật trang như thế nào? Hàng ngày, hàng tuần hay sau mỗi 5 năm? Tần suất cập nhật nội dung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ mới (freshness) của nội dung.

33. Sự nỗi bật của keyword: Việc keyword xuất hiện trong 100 từ đầu tiên của nội dung có ý nghĩa lớn lên sự liên quan của bài viết với từ khóa người dùng tìm kiếm.

34. Keyword trong thẻ Heading H2, H3: Việc các keyword xuất hiện trong thẻ H2, H3 cũng là một chỉ dấu cho sự liên quan của trang web của bạn với từ khóa người dùng tìm kiếm.

tieu chi xep hang SEO

35. Chất lượng của outbound link: Liên kết tới các trang web uy tín cũng có thể tăng uy tín website của bạn.

36. Chủ đề của outbound link (Outbound Link Theme): Theo thuật toán Hillop, Google có thể sử dụng nội dung của các trang mà bạn liên kết tới như là một chỉ dấu của sự liên quan. Ví dụ, nếu bạn có một trang nói về những chiếc xe hơi (cars) mà link tới các trang về phim ảnh (movie), điều này nói với Google rằng trang của bạn nói về phim xe hơi (movie cars), không phải xe hơi.

37. Lỗi ngữ pháp và chính tả: Lỗi chính tả và đánh máy cũng ảnh hưởng đến uy tín cũng như thứ hạng website của bạn

38. Tổ chức nội dung (Syndicated Content): Nội dung duy nhất: Nội dung trên website của bạn do chính bạn tạo ra hay copy/edit từ một nguồn khác? Nếu bạn copy nội dung thì bạn sẽ không được xếp hạng cao, thậm chí không được lập chỉ mục (index).

39. Cập nhật thân thiện mobile (Mobile-Friendly Update): Thường được biết đến với tên gọi “Mobilegeddon”, mà sẽ gia tăng điểm cộng cho những trang đã tối ưu cho các thiết bị di động.

40. Khả năng sử dụng trên di động (Mobile Usability): Những website mà người dùng mobile có thể dễ dàng sử dụng sẽ có lợi thế trong việc lập chỉ mục và xếp hạng trên mobile.

41. Nội dung “ẩn” trên mobile (“Hidden” Content on Mobile): Nội dung bị ẩn trên thiết bị di động có thể không được lập chỉ mục (hoặc có thể không được cân nhắc) so với nội dung hiển thị đầy đủ. Tuy nhiên, một Googler gần đây đã tuyên bố rằng nội dung ẩn vẫn OK. Tuy vậy, người này cũng nói trong cùng một video, “… nếu nó là nội dung quan trọng, nó sẽ được hiển thị …”.

42. “Nội dung bổ sung” hữu ích (Helpful “Supplementary Content”): Theo Tài liệu hướng dẫn công khai của Google Rater hiện tại, nội dung bổ sung hữu ích là chỉ báo về chất lượng của một trang (và do đó, được Google xếp hạng). Các ví dụ bao gồm bộ chuyển đổi tiền tệ, máy tính lãi suất cho vay và công thức tương tác.

43. Nội dung ẩn sau các tabs (Content Hidden Behind Tabs): Người dùng có cần nhấp vào tab để hiển thị một số nội dung trên trang của bạn không? Nếu vậy, Google cho rằng rằng nội dung này “có thể không được lập chỉ mục”.

44. Số lượng outbound links: Nhiều do-follow outbound link có thể làm giảm PageRank, từ đó làm “tổn thương” xếp hạng của trang đó.

45. Đa dạng loại nội dung (multi-media): Các hình ảnh, infographic, video,… có thể là chỉ dấu cho chất lượng nội dung của trang. Đã có nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa tính “đa dạng loại nội dung” và kết quả xếp hạng như bên dưới:

tieu chi xep hang SEO

46. Số internal link trỏ đến một trang: Số internal link trỏ đến 1 page nào đó sẽ cho thấy mức độ quan trọng của page đó trong toàn bộ website của bạn.

47. Chất lượng của internal link trỏ đến một trang: Tương tự như backlink, mức độ uy tín của mỗi trang là khác nhau, vì vậy mức độ quan trọng của các internal link cũng khác nhau.

48. Broken links (link chết): Có nhiều broken link là chỉ dấu của một website không được đầu tư đúng mức.

49. Reading level: Đây là một tiêu chí con đang tranh luận. Tuy nhiên, một số người cho rằng basic reading level cao sẽ giúp trang web có thứ hạng cao.

tieu chi xep hang SEO

50. Link liên kết (affiliate link): Bản thân việc trao đổi liên kết là tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều affiliate link quá sẽ bị Google dò xét.

51. HTML errors/W3C validation: Quá nhiều lỗi HTML là chỉ dấu của một website không được đầu tư đúng mức.

52. Uy tín domain (Domain Authority): Nếu các vấn đề khác là tương tự nhau, thì một trang trên domain có uy tín cao hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn so với một trang trên domain có uy tín thấp hơn.

tieu chi xep hang SEO

53. PageRank của trang: Trang có pagerank cao sẽ có ưu thế hơn trang có pagerank thấp

54. Độ dài địa chỉ URL: Quá dài sẽ làm hạn chế khả năng tìm thấy của công cụ tìm kiếm.

tieu chi xep hang SEO

55. Đường dẫn địa chỉ URL: Trang gần với trang chủ sẽ có ưu thế hơn

56. Các chỉnh sửa tay (Human Editors): Mặc dù không bao giờ thừa nhận, nhưng Google dường như cho phép chính họ can thiệp cá nhân vào hệ thống xếp hạng các trang web.

57. Danh mục trang: Danh mục mà trang web đó thuộc về cũng là một chỉ dấu liên quan

58. Các tag WordPress (WordPress Tags): Các tags là dấu hiệu liên quan đến WordPress cụ thể. Theo Yoast.com:

tieu chi xep hang SEO

59. Từ khóa trong URL: Là một chỉ dấu quan trọng về sự liên quan của trang web với từ khóa người dùng tìm kiếm.

60. Chuổi ký tự trong URL: Google thông quá địa chỉ URL (thường có thông tin về danh mục) để đánh giá sự liên quan giữa keyword người dùng tìm kiếm và nội dung trang.

tieu chi xep hang SEO

61. Tài nguyên và tham chiếu cho bài viết: Việc chỉ ra tài liệu tham chiếu để viết bài viết cũng ảnh hưởng đến uy tín trang. Nó cũng giống các quy luật trong viết sách thông thường bên ngoài thôi.

62. Bullets and Numbered Lists: Các bullet và numbered list giúp phân chia nội dung rõ ràng, từ đó làm thân thiện người dùng hơn.

63. Thứ tự ưu tiên của trang trong bản đồ website: Điều này được thể hiện trong file bản đồ website (sitemap.xml)

64. Quá nhiều outbound link: Một trang có quá nhiều outbound link sẽ làm mất đi sự nỗi bật của nội dung chính.

tieu chi xep hang SEO

65. Số lượng các keyword khác được xếp hạng trong trang: Nếu trang web của bạn có nhiều từ khóa được xếp hạng cao, đó cũng là một chỉ dẫn cho Google về chất lượng của trang.

66. Tuổi của trang (page age): Mặc dù Google thích nội dung mới. Tuy nhiên, nếu một trang đã được viết lâu và được cập nhật lại sẽ có ưu thế hơn

67. Layout thân thiện người dùng: Website có layout thân thiện người dùng là website là nội dung quan trọng sẽ dễ dàng được tìm thấy ngay lập tức.

tieu chi xep hang SEO

68. Parked domain: Thuật toán của Google đã giảm mức độ tìm thấy của parked domain.

69. Nội dung hữu dụng (useful content): Google có sự phân biệt giữa nội dung chất lượng (quality content) và nội dung hữu dụng (useful content).

Các yếu tố cấp độ site

tieu chi xep hang SEO

70. Nội dung mang đến “insights” có giá trị và duy nhất (value and unique insights): Google thông báo rằng họ đang trong quá trình “săn lùng” những site không mang đến nội dung mới và có giá trị cho người xem, đặc biệt là các affiliate site nhỏ (vốn chỉ có một vài trang giới thiệu sản phẩm và rất ít cập nhật).

71. Trang liên hệ (Contact Us Page): Như đã từng đề cập, Google ưa thích những trang có đầy đủ thông tin liên hệ, đặc biệt là thông tin liên hệ “trùng khớp” với thông tin đăng ký domain.

72. Xếp hạng tin tưởng tên miền (Domain Trust/TrustRank): Nhiều SEOers tin rằng “TrustRank” (xếp hạng tin tưởng) là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong xếp hạng. Tuy vậy, một bằng sang chế Google có tiêu đề “Kết quả xếp hạng dựa trên sự tin tưởng”, có vẻ như ngược lại.

tieu chi xep hang SEO

73. Cấu trúc site (site architecture): Cấu trúc site của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc Google sắp xếp nội dung của site.

74. Mức độ cập nhật site (site updates): Mức độ cập nhật site, đặc biệt là thời gian một nội dung mới được post lên sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.

75. Sự hiện diện của Sitemap: Sitemap giúp Google idex nội dung của site bạn dễ dàng hơn, từ đó tăng sự hiện diện của bạn trong kết quả tìm kiếm.

76. Thời gian hoạt động của site (Site Uptime): Rất nhiều thời gian chết từ việc bảo trì trang web hoặc các sự cố máy chủ có thể làm hỏng thứ hạng của bạn (và thậm chí có thể dẫn đến deindexing nếu không được sửa).

77. Vị trí đặt máy chủ: Vị trí đặt máy chủ sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn ở các khu vực địa lý khác nhau, đặc biệt là từ khi Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm.

78. Chứng chỉ SSL: Nếu website bạn có chứng chỉ SSL (sử dụng giao thức https) thì sẽ có ưu thế hơn trong việc xếp hạng.

tieu chi xep hang SEO

79. Các trang Privacy và Terms of Service: 2 trang này giúp Google đánh giá mức độ tin cậy (trustworthy) của website.

80. Sự trùng lập thông tin các thẻ meta: Sự trùng lập thông tin này sẽ làm giảm thứ hạng của bạn.

tieu chi xep hang SEO

81. Thanh điều hướng Breadcrumb: Thanh điều hướng giúp người dùng biết được họ đang ở đâu trong website của bạn. Và Google xem đây là một tiêu chí để đánh giá sự thân thiện người dùng của website.

tieu chi xep hang SEO

82. Tối ưu hóa cho mobile: Việc sử dụng responsive để tối ưu hóa website cho phiên bản di động sẽ được Google đánh giá cao hơn.

83. Youtube :Không nghi ngờ gì việc gần đây các video clips trên Youtube thường có thứ hạng tốt. Phải chăng do Youtube là của Google? Thật ra, Youtube đang có thứ hạng tốt lên từ sau khi thuật toán Panda được ra đời.

tieu chi xep hang SEO

84. Site Usability (mức độ sử dụng site): Một website khó sử dụng hoặc khó định hướng có thể bị xếp hạng thấp bởi thời gian ở site sẽ thấp, số trang xem cũng thấp, còn bounce rate thì cao.

85. Sử dụng Google Analytics và Google Search Console (Google Webmaster Tools): Việc sử dụng 2 công cụ này sẽ giúp tăng khả năng index nội dung, cũng như tăng mức độ chính xác của việc xác định các thông số ở tiêu chí 77.

86. Review của người dùng/Danh tiếng của site: Các website thực hiện việc review các website khác, ví dụ như Yelp.com và RipOffReport.com đóng vai trò quan trọng trong thuật toán của Google. Google thậm chí đã hỗ trợ các website này bằng việc đưa ra một outline về vấn đề review các website khác.

tieu chi xep hang SEO

87. Tuổi của domain chứa backlink: Backlink từ domain có tuổi đời lâu năm sẽ có ưu thế hơn domain mới.

88. Số lượng Linking Root Domain (số link đến từ các domain khác nhau): Số lượng các domain tham chiếu là một trong số những tiêu chí quan trọng nhất trong thuật toán của Google, như bạn thấy trong một nghiên cứu bên dưới.

tieu chi xep hang SEO

89. Số lượng link từ Separate C-Class IPs: Số lượng liên kết từ các class-c IP chỉ ra chính xác “độ rộng” của các liên kết tới website bạn.

90. Số lượng các trang liên kết (linking pages): Tổng số các trang được liên kết, ngay cả đến từ cùng một tên miền cũng ảnh hưởng đến việc xếp hạng.

91. Anchor text của backlink: Như được ghi chú trong mô tả này của thuật toán ban đầu của Google.

tieu chi xep hang SEO

Rõ ràng, anchor text là ít quan trọng hơn trước (và, khi quá tối ưu hóa, làm như một tín hiệu webspam). Nhưng anchor text giàu từ khóa (keyword-rich) vẫn gửi tín hiệu liên quan mạnh mẽ với liều lượng nhỏ.

92. Alt Tag: Thẻ alt hoạt động như một anchor text cho những hình ảnh.

93. Liên kết từ domain .edu hoặc .gov: Liên kết đến website của bạn từ các domain .edu và .gov sẽ có ưu thế lớn hơn các domain khác.

94. Uy tín của trang chứa liên kết: Uy tín của trang web chứa liên kết đến trang của bạn là một tiêu chí quan trọng của SEO.

95. Uy tín của domain liên kết (Authority of Linking Domain): Uy tín của domain tham chiếu có thể đóng vai trò quan trọng trong giá trị của liên kết.

96. Liên kết từ các trang đối thủ: Liên kết từ những trang được xếp hạng tương tự trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) có nhiều giá trị hơn tới xếp hạng của trang đó đối với từ khóa đó.

97. Liên kết từ những trang “được mong đợi” (Links from “Expected” Websites): Mặc dù chỉ là giả thuyết, một số SEO tin rằng Google sẽ không hoàn toàn tin tưởng trang web của bạn cho đến khi bạn được liên kết từ một tập hợp các trang web “được mong đợi” trong ngành của bạn.

98. Liên kết từ các Neighborhoods xấu: Liên kết từ các “neighborhood xấu” sẽ gây hại cho website của bạn.

99. Guest posts:Mặc dù các liên kết từ các trang guest blogging vẫn có giá trị, nhưng các liên kết này không mạnh bằng các liên kết biên tập thực sự.

100. Các liên kết từ quảng cáo (Links From Ads): Theo Google, các liên kết từ quảng cáo là dạng nofollow. Tuy nhiên, có khả năng Google có thể xác định và lọc ra các liên kết dạng dofollow từ quảng cáo.

101. Uy tín trang chủ (Homepage Authority): Những liên kết tới trang chủ của trang tham chiếu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một website – và do đó là một liên kết từ site đó.

102. Liên kết dạng nofollow (Nofollow Links): Đây là một trong những chủ đề gây tranh cải nhất trong SEO. Thông tin chính thức của Google về vấn đề này là:

tieu chi xep hang SEO

Điều này cho thấy họ làm… ít nhất là trong một số trường hợp. Việc có một tỷ lệ nhất định các liên kết dạng nofollow cũng ám chỉ một profile liên kết tự nhiên hay không tự nhiên.

103. Sự đa dạng của loại liên kết: Liên kết đến từ nhiều nguồn là một chỉ dấu của link tự nhiên. Ngược lại nhiều liên kết nhưng đến từ cùng một nguồn có thể là một chỉ dấu của việc spam backlink.

104. “Sponsored link” hoặc các từ tương tự: Các anchor text như “sponsors”, “link partners”,… có thể làm giảm giá trị của liên kết.

105. Ngữ cảnh của liên kết: Liên kết được “nhúng” trong nội dung của trang sẽ có giá trị hơn so với các liên kết trống hay được tìm thấy ở những nơi khác trong website.

106. Quá nhiều liên kết 301 Redirects tới trang: Các link đến từ 301 redirects sẽ làm “loãng” một vài hoặc thậm chí toàn bộ PR.

107. Anchor text của internal link: Anchor text của liên kết bên trong cũng là một chỉ dấu cho sự liên quan. Mặc dù các liên kết bên trong mức độ quan trọng không bằng các liên kết đến từ bên ngoài.

108. Thuộc tính tiêu đề liên kết (Link title attribution) :Tiêu đề của liên kết (đoạn chữ mà bạn sẽ thấy khi đưa chuột vào liên kết) cũng là một chỉ dấu cho sự liên quan.

109. Country TLD (top level domain) của domain tham chiếu: Việc có được các liên kết từ các phần mở rộng TLD theo quốc gia cụ thể (.de, .cn, .co.uk) có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn ở quốc gia đó.

110. Vị trí liên kết trong nội dung: Liên kết từ phần đầu của nội dung sẽ có ưu thế hơn so với ở phần cuối của nội dung.

tieu chi xep hang SEO

111. Vị trí của liên kết trong trang: Một cách tổng thể, liên kết được nhúng trong trang sẽ quan trọng hơn ở những vị trí khác.

112. Sự liên quan của domain tham chiếu: Liên kết từ một domain hoạt động trong lĩnh vực đặc thù sẽ có ưu thế hơn domain có phạm vi rộng.

113. Mức độ liên quan của trang :Liên kết từ một trang có nội dung gần với trang web của bạn thì liên kết sẽ có giá trị cao hơn, so với liên kết đến từ một trang có nội dung ít liên quan.

114. Keyword trong tiêu đề: Google đánh giá cao liên kết trong trang mà tiêu đề của nó có chứa từ khóa của bạn.

115. Tốc độ link tích cực (Positive Link Velocity): Một site với tốc độ liên kết tích cực sẽ có kết quả xếp hạng tốt hơn.

tieu chi xep hang SEO

116. Tốc độ liên kết tiêu cực (Negative Link Velocity): Tốc độ liên kết tiêu cực sẽ làm giảm thứ hạng site của bạn.

117. Liên kết đến từ các trang Hub: Nếu website bạn có được các backlink từ các trang web này thì sẽ đặc biệt được đánh giá cao.

118. Liên kết từ các site uy tín (authority site): Liên kết đến từ các site dạng này thì sẽ được đánh giá cao hơn các site “nhỏ” hoặc microsite.

119. Được liên kết như là tài liệu nguồn trên Wikipedia: Mặc dù liên kết là no-follow, nhưng có được liên kết từ đây website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt của Google.

120. Co-Occurrences: Các từ “lân cận” backlink cũng giúp Google xác định trang web bạn liên quan tới vấn đề gì.

tieu chi xep hang SEO

121. Tuổi của backlink: Các backlink có “tuổi đời” lâu hơn sẽ có trọng số cao hơn các backlink mới.

122. Links từ các site “thực” và Splogs: Do sự tăng nhanh của mạng lưới blog, Google đã chú ý hơn tới việc các link đến từ các trang thực hay chỉ là các “fake” blog.

123. Liên kết tự nhiên (Natural Link Profile): Một trang web có hồ sơ liên kết “tự nhiên” sẽ được xếp hạng cao và bền hơn so với các chiến lược “black-hat” để xây dựng backlink.

124. Các liên kết qua lại (Reciprocal Links): Việc trao đổi liên kết qua lại một các quá mức sẽ không tốt cho thứ hạng website của bạn.

125. Liên kết từ nội dung do người dùng tạo ra (User Generated Content (UGC) Links): Google có thể xác định UGC so với nội dung do chủ sở hữu trang web thực sự xuất bản. Ví dụ, họ biết rằng một liên kết từ blog WordPress.com chính thức là rất khác so với một liên kết từ trantridung.wordpress.com.

126. Liên kết từ 301 (Links from 301): Các liên kết từ chuyển hướng 301 (301 redirects) có thể mất một chút giá trị so với liên kết trực tiếp. Tuy nhiên, Matt Cutts nói rằng một số 301 tương tự như các liên kết trực tiếp.

127. Schema.org Usage: Các trang hỗ trợ vi định dạng (microformat) có thể xếp hạng cao hơn các trang không có. Đây có thể là một sự tăng cường trực tiếp hoặc thực tế là các trang có hỗ trợ vi định dạng có tỷ lệ CTR cao hơn:

tieu chi xep hang SEO

128. TrustRank (mức độ tín nhiệm) của site đặt liên kết: Mức độ tin cậy của site đặt liên kết bạn xác định mức độ TrustRank mà trang bạn có được.

129. Số lượng outbound link (OBL) trên trang: PageRank thì giới hạn. Một liên kết đến từ một trang có hàng trăm OBL sẽ có PR thấp hơn một trang với chỉ vài OBL.

130. Liên kết trên các forum (Forum Links): Do tính năng gửi spam backlink trên các forum, Google có thể giảm đáng kể các liên kết từ các diễn đàn.

131. Số lượng từ trong nội dung chứa liên kết: Một liên kết từ một post 1000 từ sẽ có giá trị hơn một liên kết đến từ một post chỉ có vài từ.

132. Chất lượng của nội dung chứa liên kết: Một liên kết từ một nội dung nghèo nàn sẽ không có giá trị bằng một nội dung được viết tốt & đa đạng loại nội dung (multi-media)

133. Số liên kết trên toàn bộ website (Sitewide Links): Matt Cutts xác nhận rằng toàn bộ liên kết trên website được “nén” lại để “đếm” như một liên kết đơn.

Các tiêu chí liên quan tới tương tác của người dùng

tieu chi xep hang SEO

134. Thuật toán RankBrain: RankBrain là thuật toán AI của Google. Nhiều người tin rằng mục đích chính của nó là để đo lường cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm (và vì vậy là kết quả kết hạng).

135. Tỷ lệ CTR kênh Organic search của từ khóa :Theo Google, những trang có tỷ lệ CTR cao sẽ có thứ hạng cao đối với từ khóa đó.

136. CTR cho tất cả các keywords: Trang web hoặc toàn bộ website có CTR cao sẽ là một chỉ dấu cho thấy trang web đó hướng tới người dùng, từ đó sẽ có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

137. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Cũng là một thông số mà người dùng đánh giá website của bạn. Bounce Rate cao là chỉ dấu cho một trang web không tốt.

tieu chi xep hang SEO

138. Lưu lượng trực tiếp (direct traffic): Site có nhiều lượt truy cập trực tiếp thông thường sẽ có nội dung tốt hơn so với site chỉ một vài lượt truy cập.

139. Lưu lượng truy cập trở lại (repeat traffic): Site với nhiều repeat visitor có ưu thế rất lớn trong SEO.

140. Thuật toán Pogosticking: “Pogosticking” là một dạng đặc biệt của việc thoát (bounce). Trong trường hợp này, người dùng nhấp vào các kết quả tìm kiếm khác để tìm câu trả lời cho truy vấn của họ.

tieu chi xep hang SEO

Kết quả mà người dùng Pogostick có thể làm giảm kết quả xếp hạng.

141. Các trang bị khóa (Blocked sites):Thuật toán Panda của Google đang “săn lùng” các site dạng “pure webspam” và “farm content” (các website dạng spam nói chung).

142. Đánh dấu trên Chrome (Chrome Bookmarks): Những trang web được người dùng bookmark (ghim) trên trình duyệt web Chrome sẽ có lợi thế về việc xếp hạng.

143. Số lượng comment: Những trang có nhiều comment là một chỉ báo về sự tương tác người dùng và chất lượng nội dung.

tieu chi xep hang SEO

144. Dwell time: Dwell time là thời gian người dùng ở lại trên web sau khi click vào kết quả tìm kiếm. Dwell time dài là một chỉ báo cho chất lượng nội dung của bạn tốt.

Các thuật toán đặc biệt

tieu chi xep hang SEO

145. Query Deserves Freshness: Google ưu tiên các bài viết mới trong một số trường hợp tìm kiếm.

146. Query Deserves Diversity: Google có thể bổ sung thêm một số thông tin trong trang kết quả tìm kiếm cho những từ khóa “tối nghĩa”, ví dụ như: “Ted”, “WWF” hay “ruby”.

147. Lịch sử lướt web của người dùng :Những trang web mà bạn trường truy cập (trong khi đã log in vào tài khoản của Google) sẽ có kết quả cao trong SERP khi bạn tìm kiếm.

148. Lịch sử tìm kiếm của người dùng: Lịch sử tìm kiếm sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm sau đó. Lấy ví dụ, trước đó bạn đã tìm kiếm từ khóa “reviews”, sau đó tìm kiếm từ khóa “canon 700d”, thì những trang web liên quan tới từ khóa “reviews canon 700d” hay “canon 700d reviews” sẽ có thứ hạng cao hơn trong trang SERP.

149. Đoạn mã nổi bật (Featured Snippets): Theo nghiên cứu SEMRush, Google chọn nội dung Đoạn mã nổi bật dựa trên việc kết hợp độ dài nội dung, định dạng, quyền của trang và sử dụng HTTP.

150. Target theo khu vực địa lý: Google có xu hướng trả kết quả các trang có địa chỉ IP và phần đuôi tên miền phù hợp với người tìm kiếm.

151. Tìm kiếm an toàn: Kết quả tìm kiếm những từ khóa “tục tiểu” hoặc các nội dung dành cho người lớn sẽ không xuất hiện, nếu người dùng tìm kiếm ở chế độ tìm kiếm an toàn (safe search).

152. Google+ Circles: Google cho kết quả cao hơn cho những tác giả và website mà bạn đã “add” vào mạng Google Plus (Google Plus Circles) của mình.

153. Các từ khó “YMYL” (“YMYL” Keywords): Google có các tiêu chuẩn chất lượng nội dung cao hơn cho từ khóa “Tiền của bạn hoặc Cuộc sống của bạn”.

154. Những phàn nàn về DMCA: Google sẽ giảm thứ hàng các trang với những phàn nàn/kiện tụng về DMCA(Luật bảo vệ quyền tác giả).

155. Sự đa dạng domain: Đôi khi công cụ tìm kiếm trả về nhiều nội dung trên cùng một domain. Điều này giúp việc tìm kiếm nội dung nhanh hơn.

156. Tìm kiếm giao dịch (Transactional Search): Thỉnh thoảng Google trả về những kết quả khác nhau cho những từ khóa liên quan đến mua sắm.

tieu chi xep hang SEO

157. Tìm kiếm cục bộ (Local Searches): Google thường cho kết quả Google+ Local trên các kết quả tìm kiếm thông thường.

tieu chi xep hang SEO

158. Hộp tin tức (Top Stories box): Một vài từ khóa sẽ xuất hiện kết quả dạng hộp tin tức.

tieu chi xep hang SEO

159. Tham chiếu thương hiệu lớn (Big Brand Preference): Sau khi cập nhật thuật toán Vince, Google bắt đầu mang đến cho các thương hiệu lớn một “ưu đãi” đặc biệt với những từ khóa ngắn.

160. Các kết quả mua sắm (Shopping Results): Thỉnh thoảng Google hiễn thị kết quả dạng “shopping” trên trang kết quả tìm kiếm.

tieu chi xep hang SEO

161. Các kết quả hình ảnh: Google trả kết quả hình ảnh giống như phần tìm kiếm hình ảnh trong trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.

162. Easter Egg Results: Google có hàng tá kết quả Easter Egg (trứng phục sinh). Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa “Atari Breakout” ở dạng hình ảnh, kết quả trả về là việc chơi game.

163. Những kết quả trang đơn cho thương hiệu (Single Site Results for Brands): Tên miền hoặc các keyword liên quan tới thương hiệu sẽ được trả nhiều kết quả trong cùng một site.

164. Payday Loans Update: Đây là một thuật toán đặc biệt được thiết kế để dọn sạch “các truy vấn spam”.

Các yếu tố liên quan tới mạng xã hội

tieu chi xep hang SEO

165. Anchor text tên thương hiệu (Brand Name Anchor Text): Anchor text tên một thương hiệu đơn giản, nhưng là một tín hiệu thực sự mạnh mẽ.

166. Tìm kiếm liên quan tới thương hiệu (Branded Searches): Mọi người tìm kiếm các thương hiệu. Nếu mọi người tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google, điều này làm Google tin rằng trang web của bạn là một thương hiệu thực sự.

167. Các tìm kiếm kết hợp Thương hiệu & Từ khóa (Brand + Keyword Searches): Người dùng tìm kiếm từ khóa cụ thể cùng với thương hiệu của bạn (ví dụ: “Yếu tố xếp hạng của Google WMS” hoặc “WMS SEO”)? Nếu có, Google có thể giúp bạn tăng xếp hạng khi mọi người tìm kiếm phiên bản không được gắn thương hiệu của từ khóa đó trong Google.

168. Trang có Facebook Page và like: Thương hiệu sẽ được “mở rộng” khi trang Facebook có nhiều lượt like.

169. Trang có profile Twitter với nhiều người theo dõi: Hồ sơ trên Twitter có nhiều tín đồ theo dõi ám chỉ là một thương hiệu nổi tiếng.

170. Trang công ty Linkedin chính thức: Hầu hết các doanh nghiệp thực sự đều có trang Linkedin của công ty.

171. Biết tác giả (Known Authorship): Vào tháng 2 năm 2013, Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt xác nhận:

tieu chi xep hang SEO

“Trong kết quả tìm kiếm, thông tin gắn với hồ sơ trực tuyến đã được xác minh sẽ được xếp hạng cao hơn nội dung không có xác minh, điều này sẽ dẫn đến hầu hết người dùng nhấp vào các kết quả hàng đầu (đã xác minh) một cách tự nhiên.”

172. Tính hợp pháp của tài khoản truyền thông xã hội (Legitimacy of Social Media Accounts): Tài khoản truyền thông xã hội với 10.000 người theo dõi và 2 bài đăng có thể rất khác so với tài khoản 10.000 người theo dõi với rất nhiều tương tác. Trên thực tế, Google đã nộp một bằng sáng chế để xác định xem các tài khoản truyền thông xã hội là thực hay giả.

173. Đề cập thương hiệu về các tin bài hàng đầu (Brand Mentions on Top Stories): Đề cập thương hiệu về các tin bài hàng đầu: Các thương hiệu thực sự lớn được đề cập trên các trang web Tin bài hàng đầu mọi lúc. Trên thực tế, một số thương hiệu thậm chí có nguồn cấp tin tức từ trang web của riêng họ, trên trang đầu tiên:

tieu chi xep hang SEO

174. Đề xuất thương hiệu chưa được liên kết (Unlinked Brand Mentions): Đề xuất thương hiệu chưa được liên kết: Các thương hiệu được đề cập mà được thiết lập liên kết tới. Google có thể xem xét thương hiệu như một chỉ báo thương hiệu.

175. Vị trí cửa hàng (Brick and Mortar Location): Các doanh nghiệp “thực” luôn có văn phòng. Có thể Google sẽ tìm kiếm dữ liệu vị trí để xác định xem trang web có phải là một thương hiệu lớn hay không.

Các yếu tố liên quan tới onsite webspam

tieu chi xep hang SEO

176. Thuật toán Panda (Panda Penalty): Các site có nội dung chất lượng thấp (đặc biệt là content farms) thì ít có khả năng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm sau khi bị phạt bởi thuật toán Panda.

177. Liên kết tới các trang xấu: Liên kết dẫn tới những trang web không tốt có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm của website của bạn.

178. Redirects: Đổi hướng một cách “lén lúc” là một điều không hay. Nếu bị phát hiện, có thể làm cho một trang không những bị phạt mà còn không được index nữa.

179. Quảng cáo popup hoặc các quảng cáo không thu hút khác: Thông tin hướng dẫn chính thức của Google cho rằng quảng cáo popup và các quảng cáo thiếu cuốn hút khác là một chỉ báo của một trang có nội dung nghèo nàn.

180. Quảng cáo xen kẽ (Interstitial Popups): Google có thể phạt các trang web hiển thị quảng cáo “xen kẽ” toàn trang trên các thiết bị di động.

tieu chi xep hang SEO

181. Quá tối ưu trang (Site Over-Optimization): Bao gồm các yếu tố on-page như “nhồi nhét” từ khóa, “nhồi nhét” các thẻ header, “bố trí” quá nhiều từ khóa.

182. Nội dung vô nghĩa (Gibberish Content): Một bằng sáng chế của Google nêu rõ cách Google có thể xác định nội dung “vô nghĩa”, rất hữu ích cho việc lọc ra các nội dung được tạo tự động hoặc spam.

183. Các trang ngõ (Doorway Pages): Trang ngõ: Google muốn trang bạn hiển thị cho Google là trang mà người dùng cuối cùng nhìn thấy. Nếu trang của bạn chuyển hướng người dùng đến một trang khác, đó là “Trang ngõ”. Không cần phải nói, Google không thích các trang web sử dụng Trang ngõ.

184. Quảng cáo trước nội dung (Ads Above the Fold): Thuật toán Page Layout” phạt các trang web có nhiều quảng cáo (và không có nhiều nội dung) trong màn hình đầu tiên.

tieu chi xep hang SEO

185. Việc dấu các affiliate links: Việc cố gắng che dấu các liên kết tài trợ (affiliate link), đặc biệt là khi sử dụng kỹ thuật cloaking có thể dẫn đến việc bị phạt.

186. Fred: Một biệt danh được đưa ra cho một loạt các cập nhật của Google bắt đầu từ năm 2017. Theo Search Engine Land, Fred “nhắm mục tiêu các trang web có nội dung tồi mà đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên việc giúp đỡ người dùng của họ”.

187. Các trang affiliate: Không có gì là bí mật khi biết rằng Google không phải là fan của các trang affiliate. Nhiều người cho rằng các trang kiếm tiền theo thông qua các liên kết affiliate thì luôn được sự “giám sát” của Google.

188. Nội dung được tạo ra một các tự động: Việc tạo ra các nội dung tự động có thể dẫn đến việc bị phạt hoặc sẽ không được index.

189. Excess PageRank Sculpting: Việc cố gắng tăng PageRank bằng cách thiết lập thuộc tính nofollow tất cả các outbound link hoặc hầu hết các internal link có thể là một chỉ dấu của việc đánh lừa hệ thống.

190. Địa chỉ IP được xem như Spam: Nếu địa chỉ IP của bạn bị “đánh dấu” là spam, nó có thể làm “tổn hại” tất cả các site trên server đó.

191. Spam các thẻ meta: Việc nhồi nhét các keyword cũng có thể xảy ra trong các thẻ meta. Nếu Google cho rằng bạn đang add những từ khóa vào các thẻ meta để “đánh lừa” hệ thống, website của bạn có thể bị phạt.

Các yếu tố liên quan tới off-page webspam

tieu chi xep hang SEO

192. Dòng liên kết bất thường (Unnatural Influx of Links): Dòng liên kết bất thường: Một luồng liên kết đột ngột (và không tự nhiên) là một dấu hiệu chắc chắn về các liên kết giả tạo.

193. Thuật toán/phạt Penguin (Penguin Penalty): Penguin Penalty: Các trang web bị Google Penguin tấn công thì rất ít cơ hội xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Mặc dù, rõ ràng, Penguin bây giờ tập trung nhiều hơn vào việc lọc ra các liên kết xấu so với việc trừng phạt toàn bộ trang web.

194. Nhiều liên kết kém chất lượng: Nhiều liên kết đến từ các trang sử dụng các kỹ thuật “black hat SEO”, ví dụ như các blog comment và các profile trên các diễn đàn có thể là một chỉ dấu cho việc “đánh lừa” hệ thống của Google.

195. Sự liên quan của các domain có liên kết qua lại (Linking Domain Relevancy): Một phân tích của MicroSiteMasters.com chỉ ra rằng các site có nhiều link không tự nhiên và đến từ các trang không liên quan thì rất “nhạy cảm” với thuật toán Penguin.

tieu chi xep hang SEO

196. Việc cảnh báo các liên kết không tự nhiên: Google có thể gửi các message thông qua Google Search Console (Google Webmaster Tool) về việc phát hiện các liên kết không tự nhiên. Điều này thường diễn ra trước việc làm rớt hạng các trang web vi phạm, mặc dù không phải lúc nào cũng đúng 100% ở mọi thời điểm.

197. Liên kết từ các trang danh mục chất lượng thấp (Low-Quality Directory Links): Theo Google, các liên kết từ các thư mục chất lượng thấp có thể dẫn đến một hình phạt.

198. Liên kết tiện ích (Widget Links): Google có vẻ không tán thành các liên kết được tạo tự động khi người dùng sử dụng các widgets trên trang web của họ.

199. Các liên kết đến từ các IP Class C giống nhau: Việc có một số lượng lớn các liên kết từ các site cùng một IP server có thể là một dấu hiệu của việc xây dựng “mạng liên kết”.

200. Anchor text “xấu”: Việc có các anchor text xấu trỏ vào website của bạn có thể là chỉ dấu của spam hoặc site bị hacked. Dù theo cách nào thì cũng làm hại thứ hạng website của bạn.

201. Unnatural Link Spike: Một bằng sáng chế Google năm 2013 mô tả cách Google có thể xác định liệu luồng liên kết đến một trang có hợp pháp hay không. Những liên kết không tự nhiên này có thể bị mất giá.

202. Liên kết từ các bài báo và thông cáo báo chí: Các thư mục bài báo và thông cáo báo chí đã bị lạm dụng đến mức Google bây giờ xem xét hai chiến lược xây dựng liên kết này là “lược đồ liên kết (link scheme)” trong nhiều trường hợp.

203. Các hành động riêng lẻ (Manual Actions): một vài hoạt động kiểu này, nhưng hầu hết có liên quan đến xây dựng backlink theo kiểu “black-hat”.

204. Các liên kết bán hàng (Selling Links): Liên kết bán hàng: Việc bắt gặp các liên kết bán hàng có thể làm tổn hại khả năng hiển thị tìm kiếm của bạn.

205. Google Sandbox: Các trang web mới nhận được luồng liên kết đột ngột đôi khi được đưa vào Google Sandbox, điều này tạm thời hạn chế khả năng hiển thị trên trang tìm kiếm.

206. Google Dance: Google Dance có thể tạm thời bắt đầu xếp hạng. Theo một bằng sáng chế của Google, đây có thể là cách để họ xác định xem trang web có đang cố gắng “đánh lừa” thuật toán hay không.

tieu chi xep hang SEO

207. Disavow Tool (Công cụ từ chối): Việc sử dụng Disavow Tool có thể loại bỏ việc bị phạt bởi thuật toán hay phạt riêng lẻ bằng tay đối với những site vốn là nạn nhân của việc SEO tiêu cực.

208. Yêu cầu “quan tâm” lại (Reconsideration request): Một yêu cầu quan tâm (xem xét) lại có thể loại bỏ “án phạt” mà Google áp dụng cho website của bạn.

209. Kỹ thuật liên kết tạm thời (temporary link schemes): Google “biết được” việc tạo và loại bỏ nhanh các spam link.

0
    0
    Giỏ hàng
    Không có sản phẩm trong Giỏ hàngQuay lại trang Sản phẩm