7 KPIs quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo Google Ads
Một trong những lợi thế của quảng cáo dạng PPC (Pay-Per-Click) là khả năng đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo theo thời gian.
>>> Xem toàn bộ video khóa học Chuyên gia Internet Marketing tại đây.
Những công cụ quảng cáo như Google Ads cung cấp cho bạn nhiều KPIs để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo của bạn.
Trong khi việc có nhiều tham số thường sẽ tốt hơn so với việc có ít tham số, nhưng câu hỏi đặt ra là: Đâu là những tham số quan trọng và cần tập trung vào? Bài viết này mình xin trình bày một số tham số quan trọng mà chúng ta thường dựa vào để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo Adwords.
1. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Trước tiên hay để tôi giải thích thế nào là Conversion Rate. Conversion Rate được hiểu là tỷ lệ chuyển đổi, là tỷ số giữa số lượt/phiên (visit/sessions) khách hàng thực hiện một hành vi nào đó trên website của bạn trên tổng số lượt/phiên (visit/sessions) khách hàng vào website của bạn.
Và đối với một website thương mại điện tử (hàm ý website bán hàng) thì hành vi mà chúng ta mong muốn nhất đó chính là việc khách hàng mua hàng. Vì lẽ đó, đôi lúc người ta hay đồng nghĩa conversion với việc mua hàng. Tuy vậy, vẫn còn một số hành vi khác cũng quan trọng không kém, ví dụ như: gọi điện cho chúng ta, đăng ký vào form hay click vào một video nào đó.
Tỷ lệ chuyển đổi có thể cho chúng ta thông tin để đánh giá ROI (Return on Investment) của chiến dịch quảng cáo. Tỷ lệ này càng cao, chiến dịch quảng cáo của chúng ta càng hiệu quả và chúng ta kiếm được nhiều đơn hàng hơn.
Đây là tham số quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất đối với chúng ta. Vì sao? Vì với bất kỳ một người làm marketing nào thì câu hỏi luôn được đặt ra là sau khi thực hiện chiến dịch marketing thì tôi đã bán được bao nhiêu đơn hàng, tức số lượng Conversion của tôi là bao nhiêu? Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là cao hay thấp?
2. Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)
Quảng cáo Google Adwords luôn cho các bạn kiểm soát ngân sách của mình. Bạn cũng có thể thay đổi giá thầu (bid) cho mỗi từ khóa mà bạn muốn quảng cáo.
Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion) là số tiền trung bình mà chúng ta chi tiêu cho quảng cáo để có được một chuyển đổi (có thể là đơn hàng, cuộc gọi, đăng ký form hay một hành vi nào đó). Tất nhiên, chi phí này càng thấp thì càng tốt. Tuy vậy, chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion) thấp hơn lợi nhuận bạn có được trên một đơn hàng thì cũng có thể chấp nhận được. Nếu chi phí này quá lớn, có thể bạn cần một chiến dịch quảng cáo Adwords khác hiệu quả hơn.
Hai tham số trên là quan trọng và các marketer đều mong muốn biết. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, khách hàng của chúng ta sẽ không mua hàng trên website của mình, có thể do đặc thù của sản phẩm hoặc họ mua ở cửa hàng, nhưng biết đến sản phẩm hoặc công ty từ chiến dịch quảng cáo của mình. Hoặc việc thiết lập conversion trong một số trường hợp còn khó khăn, nên chúng ta sẽ không thể dựa vào hai tham số này để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Adwords. Khi đó các marketer thường tìm đến (hoặc tìm thêm) các tham số bên dưới.
3. Impressions (Lượt hiển thị)
Thành công của một chiến dịch quảng cáo bắt đầu từ việc quảng cáo được hiển thị trước những người dùng tiềm năng của mình. Mỗi khi quảng cáo của bạn được hiển thị, nó được gọi là “impressions”.
Impressions có thể không thể hiện hết mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo, nhưng nó cho biết có bao nhiều nhìn thấy quảng cáo của bạn. Và tất nhiên, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ không đi đến đâu nếu không có ai nhìn thấy nó, vì vậy bạn cần phải theo dõi số lượng impressions mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
Để tìm hiểu đầy đủ và sâu hơn về Digital Marketing, các bạn có thể tham khảo Khóa học Chuyên gia Internet Marketing theo thông tin bên dưới.
Chuyên gia Internet Marketing là khóa học Digital Marketing full-stack, trang bị kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về các công cụ phổ biến trong Marketing Online hiện nay. Khóa học phù hợp với các chủ doanh nghiệp, các startup, chủ shop kinh doanh, nhà quản lý và nhân viên marketing. Xem thêm
4. CTR (Click-throught rate – Tỷ lệ click)
Sau khi người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn, họ có cơ hội để click vào nó. Mỗi khi người dùng click vào quảng cáo của bạn, số lượng click sẽ được đếm.
Phần trăm số lần click vào quảng cáo của bạn trên tổng số lần hiển thị được gọi là CTR (tỷ lệ click). CTR cho biết tỷ lệ khách hàng bị hấp dẫn bởi thông điệp quảng cáo của bạn. Và tỷ lệ CTR cao là một chỉ dấu cho quảng cáo của bạn đang tốt.
Khi quan sát tỷ lệ CTR, bạn có thể khám phá (hoặc dự đoán) một số thông tin khác, ví dụ như quảng cáo của bạn có làm tốt việc kêu gọi hành động (call-to-action) không. Hãy quan sát tỷ lệ CTR để đánh giá và thực hiện những thay đổi cần thiết để có được nhiều lượt click hơn.
5. Chi phí trung bình trên mỗi lượt click (Average Cost per Click)
Nếu chúng ta chỉ quan tâm với Tỷ lệ click (CTR) mà không quan tâm tới việc chúng ta phải trả trung bình bao nhiêu tiền cho một lượt click thì không hợp lý chút nào cả. Hãy nhớ rằng, số tiền chúng ta thực sự trả trên mỗi lượt click không phải lúc nào cũng bằng số tiền mà chúng ta tham gia đấu thầu (bidding). Số tiền mà chúng ta đấu thầu là số tiền tối đa mà chúng ta có thể phải trả. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp chúng ta chỉ phải trả ít hơn con số đó. Và một chiến dịch quảng cáo Adwords hiệu quả thì ngoài việc được hiển thị nhiều lần và tỷ lệ click cao thì chi phí trên mỗi lượt click thấp cũng là một vấn đề cần phải hướng tới.
6. Tỷ lệ hiển thị trên top và vị trí đầu tiên (Impr. (Top)% và Impr (Abs. Top)%)
Trước đây Google sử dụng chỉ số Vị trí trung bình (Avg. Position) để thể hiện vị trí trung bình của quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, chỉ số này lại hay làm người làm quảng cáo hiểu nhầm. Vì Google tính toán tương đối (tức là so sánh thứ hạng của mình so với các đối thủ), trong khi nhiều nhà quảng cáo hiểu là tuyệt đối, tức vị trí chính xác trên trang kết quả tìm kiếm. Nên Google đã thay thế chỉ số đó bằng 2 chỉ số bên trên.
Impr. (Top)% là tỷ lệ quảng cáo hiển thị ở vùng Top của trang kết quả tìm kiếm, trong khi Impr. (Abs. Top)% là tỷ lệ hiển thị ở ví trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm.
7. Điểm chất lượng (Quality Score)
Ở phần trên cũng có đề cập tới tham số thứ hạng của quảng cáo của bạn (Ad Rank). Để có được thứ hạng cao với chi phí thấp, thì bạn cần phải nâng cao Điểm chất lượng (Quality Score) lên. Điểm chất lượng lý giải việc quảng cáo của các bạn có nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hay không. Điểm chất lượng có giá trị từ 1-10, và theo khuynh hướng càng cao càng tốt.