Hội thảo chính sách Thương mại điện tử 2015
Sáng nay, 18-9-2015 tại nhà khách Quốc hội, 165 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM đã diễn ra hội thảo Chính sách Thương mại điện tử năm 2015. Hội thảo nhằm do Cục TMĐT & CNTT (VECITA) – Bộ Công thương chủ trì, nhằm lấy ý kiến từ phía các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp về dự thảo kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 3 năm 2016 – 2015 và thông tư Quản lý hoạt động TMĐT trên nền tảng di động.
Hội thảo có sự tham gia của:
- Ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Cục TMĐT & CNTT, Bộ Công thương
- Ông Phạm Trường Giang – Đến từ NHNN Việt Nam
- Bà Đặng Thị Xuân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bà Bùi Thu Hằng – Văn phòng Chính phủ
- Ông Nguyễn Thanh Hưng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Cùng đông đảo đại diện đến từ các cơ quan và doanh nghiệp tại Tp.HCM và các tỉnh phía nam.
Có mặt tại Hội thảo, Ông Trần Trí Dũng – Giảng viên Trường Đại học Hoa Sen & Co-Founder Công ty Cổ phần WMS cho biết. Về dự thảo kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 để trình Chính phủ, có các điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhât, về việc đặt ra các mục tiêu. Dự thảo đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được những mục tiêu sau:
- 30% dân số tham gia mua sắm, trung bình 350usd/người/năm
- Doanh số TMĐT B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ usd
- 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn hàng qua email
- 50% doanh nghiệp ứng dụng các phầm mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh để phát triển giao dịch TMĐT B2B và B2C
- Và một số mục tiêu khác
Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp kinh doanh bằng TMDT. Tuy không đề ra con số hoặc chỉ tiêu cụ thể, nhưng đây được xem là một mục tiêu quan trọng trong quá trình hội nhập.
Về các biện pháp thực hiện để đạt được những chỉ tiêu nêu trên, dự thảo nhấn mạnh tới 4 nhóm giải pháp:
- Hoàn thiện chính sách pháp luật
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển ứng dụng công nghệ mới
- Phát triển TMĐT tại một số vùng, lĩnh vực trọng điểm
Trong đó dự thảo nhấn mạnh và cũng được sự đóng góp của nhiều quan khách có mặt là vấn đề nguồn nhân lực TMĐT. Theo đó việc đào tạo nguồn lực TMĐT đang được quan tâm rất nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo ông Chư Bá Quyết – Trưởng khoa TMĐT, Đại học Thương mại thì trường đã 10 năm đào tạo ngành học TMĐT và số lượng sinh viên có việc làm trước khi ra trường lên đến hơn 90%. Đây là một tín hiệu cho thấy nhu cầu lao động về thương mại điện tử và internet marketing là rất cao và sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn sắp tới.
Một vấn đề cũng được đặt ra xu hướng và những thách thức trong vấn đề quản lý liên quan đến mobile marketing.
Cục TMĐT tiếp tục nhận đóng góp ý kiến của các cá nhân, cơ quan và doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử của mình.
Minh Đức