Tối ưu hóa trong trang (On-page SEO)
Trong lịch sử SEO (search engine optimization), kết quả xếp hạng các trang web trong trang kết quả tìm kiếm thường dựa trên 2 yếu tố chính sau: mức độ liên quan và mức độ uy tín của nội dung trên website của bạn. Khi tối ưu hóa nội dung, tập trung vào việc xác định các keywords mà khách hàng sẽ tìm kiếm.
Nguyên tắc đầu tiên của tối ưu hóa trong trang (on-page optimization) là suy nghĩ khách hàng mục tiêu sẽ tìm kiếm cái gì và đảm bảo rằng những từ khóa đó có trong nội dung của bạn. Điều này tăng khả năng tiếp cận người dùng khi họ tìm kiếm trên Google, Bing hoặc Yahoo.
Điều đó có nghĩa là, tối ưu hóa trong trang (on-page SEO) cơ bản dựa trên 2 thứ sau:
- Lựa chọn và đưa những keywords phù hợp nhất vào các bài viết của bạn
- Làm cho các công cụ tìm kiếm biết các trang của bạn liên quan đến những keywords này
Tối ưu hóa trong trang (on-page optimization): Tư duy cũ
Thuật toán của các công cụ tìm kiếm xếp hạng các trang web dựa trên rất nhiều các yếu tố.
Tiền đề căn bản là cho việc một trang web xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm là vì trang web ấy liên quan (ám chỉ) tới keyword mà người dùng tìm kiếm. Tất nhiên, có rất nhiều website có chung những keyword này.
Có rất nhiều các công cụ được tạo ra giúp các bạn đo lường (xác định) mật độ từ khóa (keyword) trong một trang web. Một số ý kiến cho rằng mật độ keyword càng nhiều càng tốt. Điều đó dẫn đến việc các webmaster có xu hướng “spam” từ khóa mà không gây hứng thú cho người đọc.
Các keyword được đặt vào rất nhiều nơi trong trang web, ví dụ như:
- Địa chỉ URL
- Tiêu đề trang web (page title)
- Thẻ meta description (meta description tag)
- Các heading
- Nội dung trong trang
Những người theo đuổi “chiến thuật” này thậm chí không màng tới sự khác biệt về mức độ quan trọng của các keyword khác nhau, vì vậy các trang web không có được thứ hạng tốt, hoặc thậm chí không được xếp hạng với những keyword đó.
Tối ưu hóa trong trang (on-page optimization): Tư duy mới
Cần phải nhấn mạnh rằng, các marketers vẫn sẽ phải tiếp tục sử dụng các từ khóa (keywords).
Tuy nhiên, thay vì “nhồi nhét” các từ khóa (keyword) vào tất cả các chổ có thể có, hãy suy nghĩ về giá trị nội dung trang web mạng lại cho người đọc và keyword phù hợp với nội dung đó.
Và thay vì lặp đi lặp lại một từ khóa (keyword), bạn nên sử dụng “đa dạng” các từ khóa, để giúp bạn có thể được xếp hạng với nhiều keyword khác nhau.
Ví dụ như:
- keyword và keywords
- keyword và từ khóa
- internet marketing, digital marketing và online marketing
- SEO và search engine optimization
- on-page và on-site
- market research và marketing research
Những thành phần cốt lõi của tối ưu hóa trong trang (on-page SEO)
Các thẻ meta (meta tags)
Các thẻ meta là các thẻ dữ liệu chính của mỗi trang web (webpage) được đặt giữa thẻ mở và thẻ đóng của mã HTML. Các thẻ meta phổ biến của một trang web là thẻ title (title tag), thẻ mô tả (meta description), thẻ keyword (keyword tag).
Các thẻ này “nhắc” các công cụ tìm kiếm các thông tin liên quan về việc mô tả nội dung của trang web, từ đó giúp các công cụ tìm kiếm quyết định trang web của bạn có được liệt kê trong kết quả tìm kiếm của một từ khóa nào đó không.
Thẻ tiêu đề (title tags) và thẻ mô tả (meta descriptions)
Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả là 2 thẻ quan trọng nhất đối với SEO và quyết định việc người dùng có click vào website của bạn trong trang kết quả tìm kiếm hay không.
Thẻ tiêu đề (title tag) bao hàm các câu từ để mô tả nội dung của trang web. Nó giống như tên của quyển sách vậy. Thẻ này là thứ đầu tiên mà công cụ tìm kiếm sẽ quan tâm tới khi index hoặc crawler (phân tích và phân mục) trang web của bạn, vì vậy hãy tối ưu nó với keyword bạn chọn và thương hiệu (hoặc tên công ty) bạn. Thẻ tiêu đề thường bị giới hạn trong khoảng 77 ký tự, vì vậy hãy cố gắng chọn tiêu đề ngắn gọn và dễ hiểu.
Thẻ mô tả (meta description) xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm để mô tả nội dung của trang web đó. Thẻ mô tả không ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng của công cụ tìm kiếm, nhưng lại cần thiết cho người dùng trong việc xác định trang web có liên quan tới thứ mà họ tìm kiếm không. Hãy đặt trường hợp bạn là người tìm kiếm, khi đó bạn sẽ đọc hoặc chí ít thì cũng lướt qua đoạn mô tả trước khi quyết định có click vào trang web đó hay không. Đúng vậy không? Vì vậy hãy viết đoạn mô tả có bao hàm keyword, thân thiện người dùng và có bao hàm việc kêu gọi hành động (call-to-action).
Thẻ meta descriptions được giới hạn trong khoảng 160 ký tự. Vì vậy hãy cố gắng viết đoạn mô tả ngắn gọn, dễ hiểu và thân thiện người dùng.
Nội dung (content)
Nội dung là thành phần cực kỳ quan trọng trong tối ưu hóa trong trang (on-page SEO). Nội dung là thứ mà công cụ tìm kiếm sẽ phân tích (crawler) để sau đó “gắn” trang web của bạn với một tập các từ khóa. Nếu không có nội dung thì công cụ tìm kiếm (search engines) sẽ không biết trang web của bạn liên quan tới vấn đề gì.
Khi viết nội dung, điều quan trọng cần phải nhớ là cung cấp đủ thông tin để công cụ tìm kiếm phân tích và lập chỉ mục. Và nhớ là không nên spam keywords vì có thể bạn sẽ bị “phạt” đấy.
Thay vì viết nội dung với mục tiêu “spam” từ khóa, bạn hãy viết về sản phẩm/dịch vụ của bạn hoặc các ý tưởng nào đó một cách “tự nhiên” và đặt các từ khóa khác nhau vào các vị trí thích hợp một cách “tự nhiên”.
Trần Trí Dũng