Làm sao hiển thị các từ khóa ‘not provided’ trong báo cáo của Google Analytics?

Google đã sử dụng kỹ thuật mã hóa SSL trong quá trình tìm kiếm đối với những người dùng đã đăng nhập vào hệ thống của Google, ví dụ như Gmail, dẫn đến việc có một vài loại dữ liệu quan trọng đã không hiển thị trong các báo cáo của Goolge Analytics (theo chính sách bảo mật người dùng của Google). Một trong những dữ liệu mà các nhà quản trị rất quan tâm là các từ khóa (keyword) mà khách hàng tìm kiếm, để sau đó viếng thăm (visit) website của mình. Tuy nhiên, Google đã dấu đi một số lượng lớn các keyword này và thay bằng từ ‘not provided’. Đây quả là một mất mát lớn đúng không nào? Bản thân tôi cũng đã từng rất băn khoăn về cách “giải quyết” vấn đề này.

Bài viết này hướng dẫn cách, tạm gọi là “hack” để “lấy lại” một số thông tin đã bị Google “dấu đi”.

Tuy nhiên, có 2 điều quan trọng tôi muốn thông báo trước với các bạn như sau:

  • Bạn phải có quyền admin đối với Google Analytics để thực hiện việc này
  • Nếu bạn làm không đúng cách, có thể dẫn đến việc dữ liệu hiện thị không đúng. Tất nhiên, tôi chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn các bạn một cách kỹ lưỡng về vấn đề này!

Một điểm nữa là nếu bạn biết sử dụng Google Search Console (hay trước đây Google gọi là Webmaster Tools thì sẽ có thêm 2 cách nữa để giải quyết vấn đề này, ngoài cách được giới thiệu ở đây. Và tất nhiên, 2 cách kia mức độ chính xác sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng sẽ khó hơn một chút nếu chúng ta chưa quen. Có thể tôi sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách kia trong bài viết tiếp theo. Còn bây giờ chúng ta bắt đầu với cách tương đối cổ điển này nhé.

Từ khi nào Google bắt đầu dấu đi một số thông tin?

Trước ngày 18-10-2011, bất cứ khi nào người dùng viếng thăm trang web của bạn từ trang kết quả tìm kiếm, Google “vui vẻ” cho bạn biết các keywords (từ khóa) mà họ tìm kiếm.

Tuy nhiên, sau ngày 18-102011, Google bắt đầu “dấu” đi rất nhiều thông tin, trong đó có các từ khóa. Các từ khóa dấu đi được thay bằng từ khóa ‘not provided”

not-provided-02

Nói cách khác: Trước đây, cứ 100 lượt đến website của bạn từ nguồn tìm kiếm (organic search) thì bạn sẽ biết hết các keyword cho 100 trường hợp đó. Còn bây giờ thì chúng ta chỉ thấy keyword cho khoảng 4-5 trường hợp, 95-96 trường hợp còn lại chúng ta không biết. Hãy nhìn hình bên dưới của tôi, có đến 96,14% các keywords bị dấu đi bởi thuật ngữ ‘not provided’. Đây quả là một mất mát quá lớn mà.

not-provided-03

not-provided-04

Làm thế nào để sửa lỗi vấn đề này?

Một thông tin không vui là chúng ta không thể hoàn toàn fix được vấn đề này (với cách thức này). Có nghĩa là chúng ta không thể biết chính xác các từ khóa ẩn dưới thuật ngữ ‘not provided’ là gì. Tuy nhiên, tin vui là chúng ta có thể làm được “một điều gì đó”. Chúng ta có thể có thêm một vài thông tin bổ ích khác và có thể dự đoán các keyword mà người dùng tìm kiếm.

Chính xác chúng ta sẽ làm như thế này:

  • Tìm kiếm các từ khóa được Google đưa vào mục ‘not provided’
  • Tiếp theo, chúng ta sẽ xác định trang đích (landing page) mà người dùng đã viếng thăm website của bạn sau khi tìm kiếm
  • Sau cùng, ta sẽ thay đổi keyword trong phần ‘not provided’ thành một từ khóa gồm 2 thông tin sau: keyword (dạng ‘not provided’ mà Google “ám chỉ”) và trang đích mà khách hàng ghé thăm.

Tại sao việc “hack” này hữu ích?

Việc này mang đến cho bạn một số thông tin ẩn dưới thuật ngữ ‘not provided’:

  • Có cái nhìn “đầy đủ” hơn về dự định của những người dùng khi viếng thăm website của bạn
  • Cho chúng ta cái nhìn sơ bộ (hoặc phỏng đoán) về keyword mà khách hàng đã sử dụng
  • Cho chúng ta ý tưởng về việc phân tách 2 thành phần “thương hiệu” và “không phải thương hiệu” thông qua việc thấy được tỷ lệ (hoặc số lượng) trang đích mà khách hàng viếng thăm bao nhiêu là trang chủ (được xem là thương hiệu công ty) và bao nhiêu là các trang còn lại (vốn không được xem là thương hiệu công ty).

Sau đây là hình ảnh của báo cáo liên quan tới từ khóa tìm kiếm, trước và sau khi “hack”:

‘not provided’ trước khi hack

not-provided-05

‘not provided’ sau khi hack, có thêm một số từ khóa dạng ‘np – trang đích mà khách hàng viếng thăm’

Với bảng dữ liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy:

  • Có một lượng lớn người dùng ‘not provided’ tìm kiếm và truy xuất vào chuyên mục market research, cụ thể là trang viết về “Phân tích nhân tố khám phá EFA” của công ty tôi, đều đó có thể liên quan tới những keyword như ‘market research’ hoặc ‘phân tích nhân tố efa’ chẳng hạn.
  • Một số keyword ‘not provided’ khác sẽ liên quan tới ‘email marketing’ và ‘google analytics’

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ. Với những website lớn hơn hoặc đã hack lâu hơn sẽ có thêm nhiều thông tin bên trong (insight) mà bạn có thể khám phá ra.

Đến đây có lẽ các bạn đã rất quan tâm tới cách thức thực hiện đúng không? Hãy đọc tiếp và đọc thật cẩn trọng phần này nhé.

Cách thức thự hiện:

Bước 1: Thêm một bộ lọc (filter)

Click vào Admin à Filter

not-provided-07

Sau đó click vào Add Filter

not-provided-08

Bước 2: Cấu hình các tham số như hướng dẫn bên dưới

Chổ Filter Nam bạn có thể đặt tên theo ý mình, không nhất thiết phải giống tôi.

not-provided-09

not-provided-10

Bước 3: Test bộ lọc đã tạo

Để test bộ lọc chúng ta làm như sau:

  • Vào trang https://www.google.com (nếu Google dẫn đến các trang web địa phương như https://www.google.com.vn thì bạn phải click vào đường dẫn ở cuối trang hoặc chỉnh lại để vào trang Google chính)
  • Kiểm tra để chắc là chúng ta đang sử dụng giao thức https:// (nhìn trên thanh địa chỉ)
  • Gõ vào một từ khóa mà bạn chắc là trang web của bạn ở trang nhất (chỉ để dễ dành nhìn thấy thôi)
  • Sau đó click vào website của bạn

Nếu bạn cấu hình đúng thì một vài giờ hoặc chậm nhất là một ngày sau, bạn truy xuất vào report này sẽ thấy bên cạnh những từ khóa dạng ‘not provided’ sẽ có những keyword như sau: ‘np – trang web mà khách hàng click vào’, ví dụ như bên dưới

Đó là cách chúng ta làm và kết quả mà chúng ta có được. Tất nhiên, nó không hoàn hảo như trước khi Google dấu các keyword đi. Tuy nhiên, dẫu sao nó cũng có giá trị hơn nhiều so với kiểu hiển thị mặc định ‘not provided’.

Các bạn cũng có thể thay đổi các thông tin ở phía sau. Giả sữ bạn thấy địa chỉ URL dài quá thì có thể thay đổi nó thành tiêu đề trang web (page title).

Nào, bây giờ là lúc các bạn bắt đầu làm và khám phá ra nhiều thông tin có ích từ website của bạn đó.

Nếu bạn có điều gì muốn trao đổi hãy comment ngay bên dưới nhé. Và hãy share bài viết này nếu bạn nghĩ rằng bài viết hữu ích cho bạn bè của bạn.

Trần Trí Dũng