7 điểm quan trọng của một digital marketing plan
Có một số thứ “hiển nhiên” mà các doanh nghiệp biết là rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp mình. Và một bảng kế hoạch kinh doanh tốt (business plan) là một trong số đó.
Ngày nay, một bảng kế hoạch marketing trực tuyến (digital marketing plan) trình bày các chính sách và những ưu tiên trong việc quản lý các tài nguyên số trở thành một tài liệu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện đại.
WMS hiểu được tầm quan trọng của online marketing. WMS vốn được thành lập với mục đích giúp các đối tác của mình tiếp cận và triển khai các cách thức marketing tiên tiến nhất trên thế giới, trong đó có digital marketing. Chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc thiết lập một bảng kế hoạch digital marketing để cho một doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu của mình.
Chiến lược này phải bao hàm toàn bộ, từ website cho máy tính và điện thoại, các ứng dụng (app), các chiến dịch truyền thông xã hội đến email marketing và quảng cáo banner. Hoặc là một tổ hợp những công cụ trên được “định vị” để đạt được sự chú ý của các khách hàng. Có 7 thứ rất quan trọng trong việc thiết lập và triển khai một chiến lược truyền thông số.
1. Xác định mục tiêu
Điểm xuất phát của một kế hoạch sẽ là việc xác định bạn muốn đạt được điều gì. Các doanh nghiệp phải tự hỏi chúng ta muốn gì từ chiến dịch này. Chúng ta muốn nâng mức độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hay để tương tác với khách hàng? Cách chúng ta trả lời câu hỏi này sẽ “định hướng” cho chiến lược của mình.
2. Luôn nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh của mình
Kiến thức là sức mạnh, mọi người thường nói vậy mà. Để hiểu tốt nhất về lĩnh vực kinh doanh của mình, các nghiên cứu thị trường là cần thiết.
Bạn có biết ai là những đối thủ của mình không? Và họ thực hiện online marketing như thế nào? Có bao nhiều người theo dõi (follower) các kênh truyền thông xã hội của họ? Những nội dung gì được họ chia sẻ trên website và fanpage? Việc chỉ ra “Ai” và “Cái gì”, giúp bạn có thể xác định rõ ràng cách mà bạn có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng của mình.
3. Hiểu khách hàng
Giống như mọi chiến dịch marketing, việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Bạn đang cố gắng tiếp cận những đối tượng nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi một số câu hỏi đơn giản như sau: Họ là ai? Họ thích cái gì? Và câu hỏi quan trọng là Họ dành thời gian cho việc online như thế nào?
4. Đừng ngần ngại trở về “căn bản”
Hãy thực hiện một cuộc tổng kiểm tra về các kênh marketing online của bạn. Các kênh online của bạn có hấp dẫn khách hàng và dễ dàng tương tác? Kiểm tra xem liệu website của bạn có dễ dàng trong việc định hướng và sử dụng? Nếu website khó sử dụng, các khách hàng tiềm năng sẽ bỏ đi và sẽ không tạo ra tỷ lệ chuyển đổi được. Hãy kiểm tra việc khách hàng liên hệ với bạn dễ dàng hay khó khăn.
5. Hiểu biết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Một website có đẹp đẽ và ấn tượng đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu các khách hàng không thể tìm thấy bạn. Ngày nay, một trong những cách quan trọng mà khách hàng tìm thấy website của bạn là từ việc tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm, ví dụ như Google.
Vì vậy, một mục tiêu tối thượng của online marketing là có mặt lúc khách hàng tìm kiếm. Tất cả các website đều phải cố gắng xuất hiện trong top của Google. Hãy chắc rằng doanh nghiệp của bạn đầu tư nghiêm túc vào việc làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO.
6. Quảng cáo vẫn quan trọng
Đừng chỉ dựa vào việc khách hàng sẽ đến với website của bạn thông qua việc tìm kiếm tự nhiên. Quảng cáo Facebook và Google Ads cũng nên bao hàm trong chiến lược marketing của bạn. Điều quan trọng là phải xác định được khi nào thì nên, khi nào thì không. Tuy nhiên, quảng cáo có trả phí cũng chỉ nên chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 20%) trong tổng ngân sách cho digital marketing.
7. Nội dung là quan trọng
Bạn muốn gắn kết với khách hàng và muốn họ quay trở lại? Chỉ duy nhất một cách chúng ta có thể làm được điều đó: Hãy cố gắng tạo ra nội dung mới mẻ, phong phú và chất lượng.